12 So Sánh Kinh Tế Mỹ Dưới Thời Trumb Hay

Bạn đang xem bài viết về so sánh kinh tế mỹ dưới thời trumb. Dưới đây là những nội dung hay nhất do nhóm fotoz.online tổng hợp và biên soạn, xem thêm ở chuyên mục Knowledge.

Sau đây là nội dung về so sánh kinh tế mỹ dưới thời trumb. Ngoài ra các bạn cũng có thể tìm thấy các nội dung hay nhất về

so sánh kinh tế mỹ dưới thời trumb
so sánh kinh tế mỹ dưới thời trumb


Các tổng thống thường nhận được khen ngợi khi nền kinh tế đang hoạt động tốt và bị đổ lỗi khi nền kinh tế đi xuống – nhưng kết quả kinh tế ngắn hạn thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi một số yếu tố như bởi ngân hàng trung ương, vấn đề nhân khẩu học và hoàn cảnh thế giới.
[1]

Trong cuốn sách mới của mình, Casey Mulligan đưa ra lời giải thích hấp dẫn về lý do tại sao Tổng thống Donald Trump lại đưa ra những tuyên bố về kinh tế mang đầy tính kỳ quặc. Ông Mulligan, người cho đến gần đây là trưởng nhóm chuyên gia kinh tế trong Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống, gợi ý rằng ông Trump nghĩ rằng vị thế bản thân sẽ được nâng cao khi nói rằng Mỹ đã tận hưởng “nền kinh tế vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới”.

Đó là một “chiến thuật nhằm thu hút báo giới đưa tin về một thông tin mới, mà cố tình được phóng đại lên để báo chí có thể chỉnh sửa và vô tình khuếch tán những thông tin có dụng ý này”. Theo ông Mulligan, việc các nhà báo không thích ông Trump đã khiến họ mù quáng trước nhiều thành công thực sự trên lĩnh vực kinh tế của chính quyền.

Các tổng thống thường nhận được khen ngợi khi nền kinh tế đang hoạt động tốt và bị đổ lỗi khi nền kinh tế đi xuống – nhưng kết quả kinh tế ngắn hạn thường bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi một số yếu tố như bởi ngân hàng trung ương, vấn đề nhân khẩu học và hoàn cảnh thế giới.

Tất cả những điều này chẳng có ích gì đối với công chúng Mỹ, những người mà lá phiếu bầu chọn tổng thống một phần phải dựa trên đánh giá thực sự về năng lực kinh tế. Ông Trump lên nắm quyền với những lời hứa phi thực tế như tạo ra 25 triệu việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tất cả điều này dẫn tới việc cắt giảm thuế và gia tăng chi tiêu, những việc đã làm gia tăng thâm hụt tài chính.

Một đánh giá đúng sẽ tốn một khoảng thời gian.

Điều đó liên quan đến việc so sánh hiệu quả thực tế của nền kinh tế Hoa Kỳ, mặt khác, là những gì mà một người quan sát khách quan có thể trông mong một cách hợp lý. Để đạt được mục tiêu đó, tờ The Economist đã thu thập một loạt dữ liệu kinh tế, từ đầu tư kinh doanh đến tăng trưởng tiền lương, và so sánh hiệu quả kinh tế của Mỹ với nhóm 6 nền kinh tế phát triển khác (G6 – gồm Anh, Canada, Đức, Ý, Nhật Bản và Pháp).

Báo cáo dừng lại vào năm 2019 một phần vì một số dữ liệu chỉ được công bố hàng năm và một phần vì đại dịch đã khiến các nền kinh tế trên toàn thế giới đảo lộn. Kết luận của bản báo cáo: trong giai đoạn 2017-19, nền kinh tế Mỹ đã vận hành tốt hơn một chút so với dự kiến.

Về tổng sản phẩm quốc nội (GDP), một thước đo về sản lượng phổ biến nhất đối với hoạt động của nền kinh tế. Theo dữ liệu chính thức, tốc độ tăng trưởng GDP trong năm 2017-19 có phần nhanh hơn so với cả hai nhiệm kỳ của Barack Obama.

Kinh tế thế giới đạt đỉnh vào năm 2017. Trong khi vào năm 2018, kinh tế toàn cầu chậm lại thì Hoa Kỳ lại tăng tốc.

Một cách khác để nhìn nhận vấn đề này là đánh giá xem liệu nước Mỹ trong giai đoạn 2017-19 có vượt trội so với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế hay không. Vào tháng 10 năm 2012, IMF đã dự báo rằng trong bốn năm tiếp theo (thuộc nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama), nền kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm là 3%.

thực sự mức tăng trưởng chỉ đạt gần 2% một năm. Nhưng IMF lại đã quá bi quan trong các dự báo của mình cho giai đoạn 2017-19, những dự báo được đưa ra ngay trước cuộc bầu cử năm 2016.

Nhưng nếu nền kinh tế Mỹ đã hoạt động tốt hơn mong đợi trong một số khía cạnh, thì ở các mặt khác lại khiến người ta thất vọng. Cụ thể trong lĩnh vực hỗ trợ các doanh nghiệp, lĩnh vực mà ông Trump đã đưa ra các khoản thuế nhẹ nhàng hơn nhằm giúp đỡ doanh nghiệp.

Mỹ cũng trở thành điểm đến được ưa chuộng hơn đối với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (xem biểu đồ 4). Nhưng có rất ít bằng chứng về một sự bùng nổ đầu tư – kinh doanh như đã hứa hẹn (xem biểu đồ 5).

Mặc dù ông Trump đặc biệt thích khoe khoang về số liệu việc làm hàng tháng, nhưng thật khó để đưa ra kết luận về cỗ máy việc làm đã thực sự hoạt động hết công suất trong giai đoạn 2017-19. Tăng trưởng việc làm chậm hơn so với trong nhiệm kỳ thứ hai của ông Obama.

Dưới thời ông Trump, tỷ lệ thất nghiệp đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ những năm 60 thế kỷ trước, nhưng điều này không phải là cá biệt trên phạm vi quốc tế. Sự vượt trội của Mỹ so với các quốc gia khác đã chấm dứt dưới thời của ông Trump.

So sánh thu nhập hộ gia đình giữa các quốc gia là khá khó khăn, đặc biệt là trong những năm gần đây. Mặc dù đã có một số tranh cãi về độ tin cậy của dữ liệu được thu thập vào năm 2020, khi mà đại dịch đã gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu trong việc tiến hành khảo sát, nhưng đã có bằng chứng rõ ràng về sự tăng trưởng thu nhập hộ gia đình trung bình của Mỹ từ năm 2017 trở đi (xem biểu đồ 7 ).

Còn với năm 2020, nền kinh tế đã hoạt động ra sao. Chính sách tài khóa nới lỏng của ông Trump trước đại dịch đã khiến nước Mỹ phải gánh khoản nợ lớn hơn nhiều khi bước vào khủng hoảng.

Mặc dù không có khả năng Quốc hội sẽ thông qua nhiều các biện pháp kích thích hơn nữa trước thềm cuộc bầu cử tổng thống sắp tới. Tuy nhiên, ngay cả khi không có gói kích thích nào khác, và nước này đang phải trải qua một cuộc suy thoái sâu, Mỹ có thể sẽ là nền kinh tế G7 hoạt động tốt nhất vào năm 2020 — mặc dù mức độ chỉ là nhỉnh hơn một chút.

Và không lâu nữa, khoảng cách này có thể sẽ còn ấn tượng hơn.

Việc làm trong ngành sản xuất tăng cao nhất trong 3 năm, thất nghiệp giảm thấp nhất trong 6 năm, tỷ lệ lao động trong độ tuổi thành niên tăng cao nhất trong 6 năm – Ông Donald Trump có vẻ như chỉ mất có 10 tháng để chứng minh lời hứa hồi tranh cử Tổng thống. [2]

Ngay sau khi nhậm chức vào tháng 1 năm nay, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đặt ra nhiều mục tiêu đầy tham vọng cho kinh tế Mỹ, ví dụ phải kể đến như mức tăng trưởng GDP đạt 3%, hay sẽ cắt giảm bằng được thâm hụt thương mại của Mỹ với các đối thủ Trung Quốc và Mexico. Sau thời gian 10 tháng đương nhiệm, những mục tiêu này được Tổng thống Donald Trump thực hiện ra sao.

Trong tương quan so sánh với các tháng trong nhiệm kỳ cuối cùng của thời Obama, những biểu đồ dưới đây mô tả sự thay đổi của các chỉ số chính trong nền kinh tế Mỹ trong 10 tháng nắm quyền của nội các ông Donald Trump. Có thể nhìn thấy một bức tranh toàn cảnh về những thay đổi đầu tiên của nước Mỹ dưới thời vị Tổng thống thứ 45.

Tổng thống Trump từng cam kết sẽ đưa tăng trưởng GDP hàng năm của Mỹ lên 3% trong năm nay. Kết quả, Tổng thống Trump đã làm được điều đó khi mà những con số GDP cứ nhảy vọt liên tiếp sau từng quý và đã vượt những quý cuối cùng của thời Obama.

Chỉ số giá tiêu dùng CPI: Lạm phát trở lại dưới thời Trump.

Đây được xem là điều đáng tiếc bởi Mỹ đã và đang kiềm chế được lạm phát ngay từ những năm 1990 cho tới tận cuối thời kỳ Obama. Hiện tại, Tổng thống Trump có vẻ chưa quan tâm nhiều đến vấn đề hiện hữu này.

Khi đó, một tình trạng điển hình có thể xảy ra là sức mua của các hộ gia đình suy giảm do lạm phát tăng mạnh nhưng mức lương lại không thay đổi. Điều này có thể khiến nội các Trump bị ‘mất điểm’ trong con mắt của công chúng.

Ông Trump từng nhận xét như thế này về chỉ số thất nghiệp trong nền kinh tế Mỹ: “Với tôi, đây là một chỉ số thật lố bịch bởi vì nó không phản ánh được số người đang không tìm kiếm việc làm. Họ có thể là những người đã nghỉ hưu hoặc làm công việc nội trợ hay những người đang đi học”.

Tuy nhiên, tỷ lệ thất nghiệp vẫn là một công cụ đo lường quan trọng trong của thị trường lao động. Thực tế, tỷ lệ này đã bắt đầu giảm từ khi ông Trump lên nhậm chức.

Thâm hụt thương mại và thay đổi việc làm trong ngành sản xuất: Chuyển biến tích cực. Thâm hụt thương mại.

Tổng thống Trump tuyên bố: “Việc làm và sự thịnh vượng đã bị tước đi khỏi đất nước chúng ta. Thâm hụt thương mại ngày càng trầm trọng từ năm này qua năm khác”.

Ông Trump thuộc vào nhóm những người coi thâm hụt thương mại là một vấn đề tiêu cực đối với quốc gia. Hầu hết các nhà kinh tế đều không đồng tình với quan điểm này, thế nhưng chính quyền Trump vẫn quyết định rằng đây là mục tiêu của các chính sách thương mại mà họ sẽ thực hiện.

Thay đổi việc làm trong ngành sản xuất. Đây lại là một vấn đề mà ông Donald Trump từng đề cập đến một cách ‘say mê’ hồi năm ngoái như là một điểm cộng cho cả chiến dịch tranh cử của mình.

Hãy nhìn vào bản đồ. Bao nhiêu nhà máy đã biến mất.

Và sau 10 tháng lấy chính sách thương mại làm động lực chính để tạo ra cú hích trong ngành sản xuất chế tạo. Số việc làm trong các ngành sản xuất trong nền kinh tế Mỹ đã có sự thặng dự mạnh mẽ nhất kể từ thời điểm đầu năm 2014.

Họ cho rằng ngay cả khi sản lượng đầu ra tăng thì vẫn chưa thể kết luận rằng lượng công việc sẽ tăng, lý do là vì sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của tự động hóa rút cục rồi cũng sẽ cướp đi số lượng lớn công việc của con người. Lao động tuổi vị thành niên: Đã giảm.

“Chúng ta phải thừa nhận thực trạng hiện nay… Hơn 1/5 số người lao động không nằm trong độ tuổi lao động” – Tổng thống Trump từng nói.

Cho đến thời điểm tháng 10/2017, số liệu này đã tăng lên, tương đương với chuyện số việc làm đặt lên vai lao động tuổi vị thành niên đã giảm. Đây là một điều đáng khen bởi không một quý nào trong nhiệm kỳ thứ 2 của cựu tổng thống Obama mà nền kinh tế Mỹ được chứng kiến tỷ lệ này ở mức cao như vậy.

Gốc rễ truyền thuyết ‘không SX nổi con ốc vít’ của DN Việt: Tư duy làm ăn “phiên phiến”, tiếc tiền không đầu tư đến nơi đến chốn. Vũ Hán.

VTV.vn – Nhiều nhà kinh tế học cho rằng các chính sách của những vị Tổng thống thường không có dấu ấn nào lớn đối với nền kinh tế. [3]

Như Anh (tổng hợp từ Quartz, CNN, Bloomberg, CNBC, Business Insider, Reuters)-Thứ sáu, ngày 23/10/2020 16:54 GMT+7. Nhưng đặc biệt đối với nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhận định trên hoàn toàn không đúng.

và tất cả đều mang đậm dấu ấn của ông Trump. Một vài số liệu sau đây sẽ làm sáng tỏ tác động của “hiệu ứng Trump” lên nền kinh tế Mỹ trong suốt hơn 3 năm qua.

Tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ tính từ năm 2002 tới năm 2020 (Nguồn: Cục phân tích Kinh tế Hoa Kỳ). GDP là thước đo rõ ràng nhất để đánh giá sức khoẻ của nền kinh tế.

Tổng thống Trump cam kết sẽ đưa nền kinh tế tăng trưởng 4-6%, nhưng con số thực tế qua từng năm là 2,3% (2017), 3,0% (2018) và 2,2% (2019). Ngoài ra, dịch bệnh COVID-19 bùng nổ vào đầu năm nay đã khiến đà đi lên này bị “đứt gãy”, khiến thành tựu kinh tế tính theo GDP của ông Trump bị ảnh hưởng.

Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ từ năm 2002 tới năm 2020 (Nguồn: Cục số liệu Lao động Hoa Kỳ). Lại một lần nữa, COVID-19 khiến tỷ lệ người thất nghiệp tại Mỹ tăng vọt kể từ đầu năm nay.

Đây cũng là một trong những điểm tự hào của ông Trump khi cổ động cho chính sách “khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại” và mang công ăn việc làm cho người Mỹ. Năm 2018 là năm đặc biệt tươi sáng với thị trường lao động Mỹ, khi mỗi tháng có thêm 193 nghìn công ăn việc làm mới.

Cho tới tháng 9 vừa rồi, nước Mỹ mới lấy lại gần một nửa số công việc bị mất do dịch bệnh. Tỷ lệ người nghèo.

Tuy nhiên, tác động của dịch COVID-19 lên mảng số liệu này sẽ chỉ được cập nhật vào năm 2021. Thị trường chứng khoán bùng nổ.

nhưng 807 ngày sau khi ông Trump đắc cử Tổng thống, chỉ số này tăng 56%. Tuy nhiên, theo tờ Quartz nhận định, thì dù tăng điểm kỉ lục dưới nhiệm kỳ của ông Trump, nhưng thị trường chứng khoán Mỹ đã phải trải qua rất nhiều biến động lớn.

Dẫu vậy, chứng khoán Hoa Kỳ là một trong những điểm ưa thích của ông Trump khi nói về thành tựu kinh tế của mình. Ngay cả khi đại dịch bùng phát khiến các chỉ số sụt giảm 30%, thì ngay trong mùa hè này thị trường đã phục hồi.

Ông Trump “khởi động” nhiệm kỳ của mình với một chính sách kinh tế mang tính “bành trướng” táo bạo, đó là Đạo luật cắt giảm thuế và Đạo luật về việc làm của năm 2017. Hai đạo luật này có những tác động kép: Khiến cho các doanh nghiệp có thêm động lực để tăng cường đầu tư, và đổ nhiều tiền hơn vào túi người tiêu dùng – qua đó bơm thêm sức sống cho nền kinh tế.

Nhưng Tổng thống Trump đã hoàn toàn lờ đi khoản thâm hụt này và đồng ý tăng cường chi tiêu quốc phòng và nội địa. Đây là một bước đi táo bạo của ông Trump.

Lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặc dầu vậy, lợi nhuận doanh nghiệp dưới thời ông Trump không tăng cao mà chỉ dừng ở mức tương đối ổn định cho tới khi dịch bệnh bùng phát.

Ngành công nghiệp. Cuối nhiệm kỳ thứ 2 của cựu Tổng thống Obama, một cuộc suy thoái nhỏ đã xảy ra trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, gây ảnh hưởng trực tiếp tới tầng lớp công nhân.

Ngay từ đầu nhiệm kỳ của ông Trump, các công ăn việc làm trong ngành sản xuất cũng như sản lượng đã tăng vọt. Vào năm 2018, công việc sản xuất đã tăng ở mức nhanh nhất trong vòng hơn 3 thập kỷ.

Các chỉ số mới đây cho thấy sự phục hồi trong lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là khi doanh số bán ô tô và bán nhà đã tăng trở lại. Nhưng công ăn việc làm trong lĩnh vực sản xuất vẫn còn hụt hơn 700 nghìn công việc so với mức trước đại dịch.

Trong kinh tế đối ngoại, ông Trump cũng đã đảo ngược chính sách lâu đời của Hoa Kỳ, khi quay sang ủng hộ thương mại tự do. Kết quả của chính sách này là cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, và căng thẳng trong quan hệ thương mại với nhiều đối tác quan trọng khác.

Năm 2018 chứng kiến 3 vòng áp thuế từ phía chính phủ Mỹ. Hai đợt đầu nhắm vào tất cả các đối tác thương mại lớn của Hoa Kỳ bằng cách áp thuế lên hàng nhập khẩu tấm pin mặt trời và máy giặt, sau đó là thép và nhôm.

Trong suốt 18 tháng, chính quyền ông Trump đã áp dụng các khoản thuế trừng phạt lên hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc, trị giá tới 370 tỷ USD. Trung Quốc đáp trả bằng đòn thuế quan lên 100 tỷ USD hàng hoá xuất khẩu của Mỹ.

Nước Mỹ đã mua nhiều hàng hóa từ nước ngoài hơn là bán ra qua trong nhiều năm, phần lớn là do người tiêu dùng Mỹ thích mua sắm. Các nhà kinh tế không lo lắng về điều này vì hầu như các đối tác nước ngoài rồi sẽ quay lại và đầu tư ngược lại vào Hoa Kỳ, theo cách này hay cách khác.

Ông Trump cam kết các thoả thuận thương mại của mình sẽ xoá bỏ khoảng cách này. Nhưng có vẻ như mọi việc không diễn ra như mong đợi.

“Hiệu ứng kinh tế Trump” trong cuộc tranh cử. Tất cả những con số trên nói lên nhiều điều về những gì ông Trump đã đạt được cũng như chưa thực hiện được cho nền kinh tế Mỹ.

Sau khi ông Trump đắc cử năm 2017, người dân Mỹ bắt đầu cảm thấy tự tin hơn rất nhiều vào nền kinh tế, theo một khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew.

Đến tận tháng 1 năm nay, trước khi cơn sóng thần COVID-19 càn quét nền kinh tế Mỹ, một cuộc khảo sát tương tự cũng cho thấy khoảng 44% người được hỏi cảm thấy rằng nền kinh tế Mỹ đang ở độ rực rỡ nhất, hơn bất kì thời điểm nào trong suốt 20 năm qua. Sự tự tin này có một phần lý do không nhỏ nằm ở tỷ lệ thất nghiệp thấp kỉ lục như đã nói ở trên.

Thu nhập bình quân hộ gia đình (đã điều chỉnh cho lạm phát) vượt mức 68 nghìn USD trong năm 2019, tăng 6.8% so với năm trước đó. Còn tỷ lệ người nghèo cũng ở mức thấp nhất trong vòng 60 năm.

Ngay cả khi COVID-19 tàn phá kinh tế Mỹ, lòng tin của cử tri đối với ông Trump vẫn khá kiên định. Một cuộc khảo sát của đại học Michigan cho thấy, 38% cử tri được hỏi cho rằng ông Trump tiếp tục nhiệm kỳ thì sẽ tốt hơn cho kinh tế Mỹ, 33% nghiêng về phía ông Biden, và 28% cảm thấy không có sự khác biệt nào cả.

Trong khi đó, ông Biden muốn thiết lập lại mức thuế cao trước đó áp lên các doanh nghiệp và nhóm người giàu có, và nhấn mạnh vào mục tiêu xây dựng nền kinh tế với năng lượng sạch. COVID-19, dù xảy ra dưới bất kì thời Tổng thống nào, cũng sẽ là một bài toán khó giải.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo.

VTV.vn – Không chỉ chứng khoán, 4 năm qua, các chỉ số kinh tế của nước Mỹ đã thay đổi trong nhiệm kỳ của Tổng thống Donald Trump. [4]

Việt Linh-Thứ hai, ngày 02/11/2020 16:32 GMT+7. Chứng khoán.

Tính đến cuối tháng 10 vừa qua, chỉ số S&P 500 đã tăng 49% kể từ đầu nhiệm kỳ. Dù bị “thổi bay” 1/3 giá trị trong 1 tháng sau khi dịch COVID-19 bùng phát, Phố Wall đã vực dậy mạnh mẽ trong mùa Hè.

Nhìn chung trong 3 năm đầu nhiệm kỳ, Tổng thống Trump đã tiếp nối được đà đi lên từ thời cựu Tổng thống Obama, với mức tăng trưởng bình quân 2 – 3%/năm. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã tạo ra một cú sốc, đẩy nước Mỹ trở lại trạng thái suy thoái.

Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: AP).

Thị trường việc làm. Tình hình việc làm dưới thời Tổng thống Trump cũng tỏ ra khá lạc quan trong 3 năm đầu nhiệm kỳ, với mức tăng khoảng 5% tính đến đầu năm nay.

Bất chấp việc đã bắt đầu phục hồi, ông Trump vẫn sẽ là Tổng thống có mức giảm việc làm lớn nhất khi bước vào bầu cử, gần 4 triệu việc làm đã bị mất đi tính tới hết tháng 10.

Dịch COVID-19 đã “thổi bay” 15% lượng việc làm của nước Mỹ chỉ trong 2 tháng. (Ảnh: AP).

Một điểm cộng khác cho Tổng thống Trump là thu nhập hộ gia đình. Số liệu tính tới hết năm 2019, thu nhập hộ gia đình Mỹ đã tăng ấn tượng hơn 9% so với thời điểm 2016.

Tiêu dùng, trụ cột của nền kinh tế Mỹ cũng trải qua giai đoạn khó khăn do đại dịch, nhưng đã phục hồi đáng kể nhờ xu thế mua sắm trực tuyến và các khoản trợ cấp, giúp thông số này trở lại mức tăng 3,4% trong nhiệm kỳ Tổng thống Trump. VTV.vn – GDP của Mỹ trong quý III/2020 đã có sự tăng trưởng mạnh so với quý II, cho thấy nền kinh tế lớn nhất thế giới này đang có bước phục hồi ngoạn mục.

Từ khóa:.

(Dân trí) – Năm 2024, nước Mỹ có thể sẽ chứng kiến một trận tái đấu hoành tráng giữa Tổng thống Joe Biden và người tiền nhiệm Donald Trump khi cả 2 đều muốn vị trí cao nhất tại Nhà Trắng. [5]

Cựu Tổng thống Donald Trump được thừa hưởng một nền kinh tế Mỹ khá ổn định từ người tiền nhiệm Barack Obama. Trong những năm đầu nhiệm kỳ, thành tựu lập pháp quan trọng của ông là đạo luật cắt giảm thuế năm 2017.

Tổng thống Joe Biden nhậm chức khi nền kinh tế Mỹ vẫn đang phục hồi sau các đợt phong tỏa do đại dịch Covid-19. Các gói viện trợ và giải cứu dưới thời ông Biden và người tiền nhiệm Donald Trump đều giúp thúc đẩy chi tiêu của người dân.

Trên mặt trận kinh tế, 2 người đều từng chia sẻ về những thành tựu riêng của mình. Tuy nhiên, chính sách kinh tế của mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau khi so sánh cùng một khung thời gian.

Song, ông chỉ hoàn thành mục tiêu đó trong quý IV/2017 và quý III/2020, khi nền kinh tế Mỹ lần đầu mở cửa trở lại và phục hồi sau đại dịch Covid-19. Từ quý I/2017 đến quý I/2019, tốc độ tăng trưởng GDP thực tế của Mỹ chỉ đạt trung bình 2,5% mỗi quý.

Đó là mức tăng trưởng lành mạnh đối với một nền kinh tế khổng lồ với mức tăng trưởng trung bình 2-3% mỗi năm. Tuy nhiên, con số này vẫn cách xa mức ông Trump đã hứa hẹn và chỉ ngang bằng với tốc độ tăng trưởng vào cuối nhiệm kỳ thứ 2 của ông Obama.

2 trong 4 quý đầu tiên, Mỹ ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm là 7%. Tuy nhiên, lạm phát đã xuất hiện trong năm thứ hai nhiệm kỳ của ông Biden khiến tăng trưởng trong nửa đầu năm 2022 chuyển sang mức âm.

Từ quý I/2021 đến quý I năm nay, dưới thời chính quyền Biden tăng trưởng kinh tế trung bình hàng quý đạt 3,1%. Chỉ số S&P 500 (Ảnh: Barrons).

Chỉ số S&P 500 tăng khoảng 21,2% kể từ ngày đầu tiên ông nhậm chức cho đến cuối tháng 5/2019. Đạo luật cắt giảm thuế năm 2017 của ông Trump đã giúp tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư kinh doanh.

Còn dưới thời ông Biden, S&P 500 chỉ tăng khoảng 8,5% trong cùng khoảng thời gian. Giá cổ phiếu lại đạt đỉnh vào đầu năm 2022 nhưng chỉ số S&P 500 đã bốc hơi 20% trong cả năm khi Fed thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát.

Tính đến cuối tháng 5 năm nay, chỉ số S&P 500 đã tăng 9,3% trong bối cảnh nhà đầu tư kỳ vọng Fed sẽ sớm ngừng tăng lãi suất và có thể chuyển sang hạ lãi suất vào cuối năm. Dưới thời ông Trump, lạm phát tại Mỹ tiếp tục duy trì xu hướng thấp dưới thời cựu Tổng thống Obama và nằm trong tầm kiểm soát của Fed.

Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ (Ảnh: Barrons). Tuy nhiên, phản ứng của chính phủ Mỹ đối với đại dịch Covid-19 vào năm 2020 và tác động của xung đột Nga – Ukraine năm 2022 đã khiến lạm phát tăng mạnh.

Ban đầu, Fed cho rằng lạm phát chỉ xuất hiện tạm thời nên đã bắt đầu tăng lãi suất vào tháng 3/2022 để hạ nhiệt nền kinh tế. Nhưng sau hơn một năm, lạm phát vẫn ở mức cao hơn nhiều so với dự đoán của giới chuyên gia.

Fed đã nâng lãi suất rất chậm trong suốt nửa đầu nhiệm kỳ của ông Trump để đưa chính sách tiền tệ trở về trạng thái trung lập sau nhiều năm duy trì lãi suất ở mức 0%. Lãi suất quỹ liên bang (Ảnh: Barrons).

Tuy nhiên, dù lạm phát đang trong tầm kiểm soát, Fed vẫn tiếp tục tăng lãi suất cho đến năm 2019. Sau đó, những lo ngại về suy thoái kinh tế toàn cầu đã buộc tổ chức này phải nới lỏng chính sách.

Nỗ lực của ngân hàng trung ương Mỹ đã làm giảm tốc độ tăng của lạm phát, nhưng cũng khiến chi phí mua nhà, mua xe đắt đỏ hơn. Điều này cũng dẫn đến tình trạng sa thải nhân sự hàng loạt trong những ngành nhạy cảm với lãi suất.

Cả 2 vị tổng thống đều chứng kiến khối nợ công của Mỹ gia tăng nhanh chóng, chủ yếu do chính sách cắt giảm thuế của ông Trump và chương trình hỗ trợ Covid của ông Biden. Chính quyền ông Trump cũng triển khai những gói cứu trợ Covid lớn khiến khối nợ phình to trong phần sau của nhiệm kỳ.

Phần lớn mức tăng gần đây là do việc mở rộng các chương trình chăm sóc sức khỏe và an sinh xã hội. Những chương trình này trở nên tốn kém hơn khi dân số Mỹ ngày càng già đi.

Trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ, ông Trump từng chứng kiến việc làm tăng trưởng mạnh mẽ khi trung bình mỗi tháng thị trường lao động tạo ra 180.000 việc làm mới. Số việc làm trung bình hàng tháng (Ảnh: Barrons).

Con số này cũng cao hơn nhiều so với con số 100.000 việc làm như ước tính của các chuyên gia để theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số. Tổng thống Biden cũng chứng kiến thị trường lao động tăng trưởng tích cực.

Thực tế, ông Biden đã được hưởng lợi khi nền kinh tế phục hồi thần tốc sau đợt suy thoái vì Covid-19. Mức tăng trưởng việc làm liên tục vượt qua kỳ vọng của giới chuyên gia, ngay cả khi lo ngại về suy thoái kinh tế gia tăng.

Theo Barron’s, dưới thời vị cựu tổng Trump, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ năm 2019 đã giảm xuống 3,5%, mức thấp nhất trong 50 năm. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ (Ảnh: Barrons).

Khi ông Biden tiếp quản Nhà Trắng vào tháng 1/2021, tỷ lệ thất nghiệp đã vọt lên mức 6,3%. Tính đến tháng 5/2023, tỷ lệ này đã giảm dần xuống mức thấp hơn là 3,7%.

Để khống chế lạm phát, Fed đã tăng lãi suất 10 lần liên tiếp tính đến tháng 5 năm nay. Ông John Williams, Chủ tịch Fed chi nhánh New York, dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ cần phải tăng lên mức 4-5% để lạm phát quay trở lại mức mục tiêu 2%.

Các chuyên gia cho rằng đây là kết quả của nhiều yếu tố, bao gồm tỷ lệ sinh giảm, chính sách nhập cư khắt khe và mong muốn làm việc của người lao động thay đổi. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của người dân nước này giảm nhẹ khi đại dịch Covid-19 bùng phát, nhưng đã phục hồi nhẹ dưới thời ông Biden.

Trong khi đó, tiền lương và thưởng đã điều chỉnh theo lạm phát thì tăng với tốc. Chỉ số chi phí nhân công danh nghĩa (màu đen) và thực tế (màu xanh) của Mỹ (Ảnh: Barrons).

Thu nhập của người Mỹ không khá hơn dưới thời ông Biden. Tình trạng thiếu hụt nhân công đã kéo tiền lương của người lao động trong các doanh nghiệp tư nhân lên khoảng 10,3% mỗi năm trong giai đoạn từ tháng 1/2021 đến tháng 4 năm nay.

Mức tăng thu nhập của người dân cũng đang giảm dần và các chuyên gia dự báo tiền lương sẽ giảm sâu xuống mức trước đại dịch vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Việc tiền lương thực tế của người lao động không biến động tích cực có thể tác động mạnh đến niềm tin của người tiêu dùng và là trở ngại lớn với nỗ lực tái đắc cử của ông Biden.

Giá bán trung bình mỗi căn đã tăng 3 lần, từ khoảng 126.000 USD (khoảng 2,9 tỷ đồng) vào năm 1992 lên mức 479.500 USD (khoảng 11,2 tỷ đồng) vào cuối năm 2022. Giá bất động sản tại Mỹ (Ảnh: Barrons).

Việc tăng giá bất động sản là tin vui cho người bán nhưng cũng là thách thức lớn đối với người mua. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sở hữu nhà ở sẽ giúp cải thiện tình hình tài chính của người dân Mỹ.

Tuy nhiên, thị trường hiện đã hạ nhiệt. Tăng trưởng giá nhà hàng năm đã giảm tốc xuống mức 0,7% vào tháng 3 năm nay, tốc độ chậm nhất trong 10 năm, theo chỉ số S&P CoreLogic Case-Shiller.

(Dân trí) – Chỉ ít giờ sau lễ nhậm chức, ông Biden lập tức ký phê duyệt 17 sắc lệnh phủ quyết hoặc đảo ngược hoàn toàn nhiều chính sách của Trump. Một số trong đó là các quyết sách kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn. [6]

Chính sách kinh tế của ông Trump và ông Biden khác biệt ra sao.

Chỉ ít giờ sau lễ nhậm chức, tân Tổng thống Mỹ Biden lập tức ký phê duyệt 17 sắc lệnh phủ quyết hoặc đảo ngược hoàn toàn nhiều chính sách của ông Trump. Một số trong đó là các quyết sách kinh tế có tầm ảnh hưởng lớn.

Ảnh: Bloomberg. Chiếc ghế chủ nhân Nhà Trắng nhiệm kỳ 2020 đã gọi tên ứng viên Đảng Dân chủ Joe Biden bất chấp những nỗ lực pháp lý lật ngược kết quả bầu cử của phe ông Trump.

Sau đó 2 tuần, ông Trump rời Nhà Trắng trong bối cảnh đại dịch Covid-19 xóa sạch những thành tựu kinh tế mà ông dày công xây dựng trong 3 năm đầu nhiệm kỳ. Khi tiếp quản nền kinh tế suy yếu từ tay ông Trump, ưu tiên hàng đầu trong chương trình nghị sự của tân Tổng thống Mỹ Joe Biden chắc chắn là vực dậy tăng trưởng.

Ông Trump muốn kích thích tăng trưởng thông qua cắt giảm thuế để tăng thu nhập thực tế, kích thích chi tiêu tiêu dùng. trong khi ông Biden tìm cách tăng thuế với doanh nghiệp và hộ gia đình có thu nhập cao.

Ông Trump muốn kích thích tăng trưởng thông qua cắt giảm thuế để tăng thu nhập thực tế (Ảnh: AFP – Getty). Trong khi các nghị sĩ đảng Cộng hòa của ông Trump có xu hướng thận trọng tài khóa và ủng hộ cắt giảm chi tiêu chính phủ, thì tân Tổng thống Biden lại chấp nhận thâm hụt ngân sách, tăng chi ngân sách để thúc đẩy mục tiêu xuyên suốt của đảng Dân chủ: phân phối lại thu nhập, giải quyết vấn đề bất bình đẳng kinh tế.

Chính sách thuế. Ngay trong năm đầu tiên nắm quyền tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump đã ký ban hành Đạo luật Việc làm và Cắt giảm thuế.

Trong thông điệp liên bang đầu năm 2018, ông Trump nhấn mạnh rằng, chính sách giảm thuế này sẽ giúp khoảng 3 triệu công dân Mỹ hưởng lợi hàng nghìn USD và hàng trăm nghìn doanh nghiệp cắt giảm được chi phí kinh doanh, qua đó tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thực tế, chính sách giảm thuế đã giúp đưa mức tăng lương bình quân người lao động trong 3 năm đầu nhiệm kỳ của ông Trump lên tới 3%.

Tuy nhiên, chính sách cải cách thuế của ông Trump đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của phe Dân chủ, những người lập luận rằng việc giảm thuế sẽ có lợi nhiều hơn cho những người giàu, thậm chí còn làm tăng gánh nặng nợ công của Mỹ lên 1.500 tỷ USD trong thập kỷ tiếp theo. Do đó, ngay từ thời điểm tranh cử, một trong những chính sách kinh tế hàng đầu mà Tổng thống Joe Biden theo đuổi là đảo ngược đạo luật giảm thuế của ông Trump.

Mức thuế doanh nghiệp được nâng từ 21% lên 28%. Một phân tích dựa trên mô hình Ngân sách Penn Wharton cho thấy, trong 1 thập kỷ tới, chính sách tăng thuế của ông Biden sẽ giúp ngân sách chính phủ tăng thu thêm 3,375 nghìn tỷ USD, qua đó tăng chi tiêu chính phủ thêm 5,37 nghìn tỷ USD.

Nguyên nhân là trong kịch bản giảm thuế của ông Trump, tác động của giảm thuế và giảm chi tiêu chính phủ sẽ triệt tiêu nhau. Còn trong kịch bản tăng thuế của ông Biden, tác động tích cực từ chi tiêu chính phủ cao sẽ vượt qua hệ quả tiêu cực từ việc tăng thuế với nhóm người thu nhập cao.

Chính sách tiền lương tối thiểu. Tân Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng bất đồng với người tiền nhiệm Donald Trump về chính sách mức lương tối thiểu liên bang.

Vị Tân Tổng thống lập luận rằng đây là con số hợp lý để duy trì mức sống tối thiểu cho người lao động Mỹ. Thời điểm ông Biden công bố đề xuất này, Viện Chính sách Kinh tế Mỹ đã bày tỏ quan điểm đồng tình rằng, người lao động Mỹ xứng đáng nhận được mức lương tối thiểu cao hơn hiện tại.

Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố hồi tháng 11/2020 của hai nhà phân tích kinh tế là David Macpherson từ Đại học Trinity (Texas) và William Even từ Đại học Miami (Ohio) chỉ ra rằng, động thái tăng lương tối thiểu lên 15 USD/giờ có thể đẩy 2 triệu người Mỹ vào cảnh mất việc làm, trong đó chủ yếu là phụ nữ và người lao động trẻ.

Tỷ lệ thất nghiệp cao do đại dịch Covid-19 (ảnh: AFP). CBO nhận định rằng, khoảng 17 triệu lao động sẽ được hưởng lợi từ việc tăng lương tối thiểu cho đến năm 2025, nhưng mức thu nhập tăng lên này đồng thời sẽ khiến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn rõ rệt.

Trong trường hợp đó, chủ doanh nghiệp sẽ chọn cách sa thải bớt lao động hoặc tăng giá sản phẩm, chuyển gánh nặng lên vai người tiêu dùng để bù đắp phần chi phí tăng thêm, tránh nguy cơ lỗ hoặc phá sản. Kết quả là chỉ một số lao động được hưởng lợi từ tăng lương nhưng tất cả người tiêu dùng sẽ phải trả mức giá cao hơn, nguy cơ gây lạm phát cao.

Chuỗi nhà hàng này đã nộp đơn xin phá sản vào năm 2019 khi 3 thành phố nó hoạt động là Seattle, San Francisco và Portland lần lượt nâng mức lương tối thiểu lên 15 USD/giờ. Đơn xin phá sản của Unlimited thời điểm đó ghi rõ: “Trong 3 năm gần nhất, lợi nhuận hoạt động của doanh nghiệp đã giảm sút đáng kể khi nhiều chính quyền thành phố dọc bờ Tây nâng mức lương tối thiểu, khiến chi phí lao động hàng năm của doanh nghiệp đội lên tới 10,6 triệu USD”.

Theo CBO, những hộ thu nhập dưới ngưỡng nghèo sẽ nhận thêm khoảng 8 tỷ USD thu nhập thực tế tới năm 2025 nếu chính sách tăng mức lương tối thiểu liên bang được thông qua. Điều này sẽ giúp đưa 1,3 triệu người lao động Mỹ thoát nghèo.

Tức là các hộ gia đình thu nhập thấp có xu hướng được hưởng lợi nhiều hơn từ tăng lương tối thiểu. Mặt tích cực của việc tăng tiền lương tối thiểu là khả năng phân phối lại thu nhập (Ảnh: Getty).

“Đề xuất tăng lương tối thiểu liên bang không có lợi cho người tiêu dùng – những người sẽ phải trả giá đắt hơn, càng không có lợi cho doanh nghiệp – những người phải chịu chi phí lao động cao hơn và cả người lao động – những người có nguy cơ rơi vào cảnh mất việc làm” – ông Michael Busler nói thêm. Chính sách thương mại.

Nhưng cách tiếp cận của tân Tổng thống Biden vẫn có nhiều khác biệt cơ bản so với ông Trump. Ảnh: AFP – Getty.

Ông Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà chính quyền Obama – Biden đã ủng hộ trước đó, đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ NAFTA (đổi tên thành Hiệp định Mỹ-Mexico-Canada). Ông Trump còn châm ngòi cho cuộc chiến tranh thương mại tốn kém với Trung Quốc trong nỗ lực buộc Bắc Kinh trả giá cho những hành vi thương mại không lành mạnh.

Để gây áp lực lên Trung Quốc, chính quyền Trump không ngần ngại áp thuế quan trừng phạt lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ nước này. Một số mức thuế hiện vẫn còn hiệu lực.

Tóm Tắt Sách Nước Mỹ Dưới Thời Donald Trump [7]

Cuốn sách New York Times Bestseller Nước Mỹ Dưới Thời Donald Trump của nhà báo David Cay Johnston đã ôm trọn những vấn đề sống còn đối với nước Mỹ, từ thu nhập, thuế, việc làm, đến chính sách bức tường biên giới, biến đổi khí hậu, quân đội, quan hệ ngoại giao, chủng tộc và dân nhập cư. Cuốn sách cung cấp thông tin chuyên sâu từ các quan điểm đa dạng, thêm vào đó là các dữ liệu hiếm khi được công khai về Donald Trump và đội ngũ của ông.

Cuốn sách là một tài liệu quan trọng để hiểu và đánh giá chính quyền của Tổng thống Mỹ hiện tại. Đọc sách Nước Mỹ Dưới Thời Donald Trump PDF online miễn phí hoặc tải về dưới dạng PDF theo hướng dẫn.

Lưu ý: Làm theo hướng dẫn để lấy link tải PDF hoặc link đọc Ebook online free cuốn sách Nước Mỹ Dưới Thời Donald Trump PDF từ nhà xuất bản Nhà xuất bản NXB Thông tin và Truyền thông. Nước Mỹ Dưới Thời Donald Trump PDF Nước Mỹ Dưới Thời Donald Trump PDF.

Cuốn sách đưa ra những thông tin chuyên sâu về các vấn đề như thu nhập, thuế, việc làm, biến đổi khí hậu, quân đội, quan hệ ngoại giao, chủng tộc và dân nhập cư. Từ đó giúp độc giả hiểu rõ bản chất của chính quyền Trump nhìn từ bên trong, xem chính quyền này đã cải cách nước Mỹ ra sao.

David Cay Johnston, phóng viên điều tra đã bám sát các hoạt động của Trump từ năm 1988, đã phơi bày nội bộ nước Mỹ dưới thời Trump trong cuốn sách New York Times Bestseller Nước Mỹ dưới thời Donald Trump. Vấn đề thu nhập, thuế, việc làm, bức tường biên giới, biến đổi khí hậu, quân đội, quan hệ ngoại giao, chủng tộc, dân nhập cư… – một loạt những khía cạnh sống còn của nước Mỹ đang được chính quyền Trump cải cách ra sao.

Cuốn sách Nước Mỹ Dưới Thời Donald Trump của nhà báo đroạt giải Pulitzer David Cay Johnston là một tác phẩm đáng đọc và cần thiết cho những ai quan tâm đến chính sách đương đại của nước Mỹ.

– “Từ khi ông Trump đắc cử, tôi đã dự đoán rằng chính quyền ông sẽ thực hiện những động thái ứng phó khó khăn khi cô lập đưa đất nước này vào cảnh bị rối ren, gây bất ổn và trở nên đáng ngại. Những gì tôi không thể dự đoán là mức độ đáng ngại này sẽ rộng rãi và vô tận,” – Trích từ lời giới thiệu của David Cay Johnston trong cuốn sách.

Những quan điểm này được xây dựng trên nền tảng của sự ít kiến thức và sự hiểu biết thiếu hiệu quả,” – David Cay Johnston viết về những quan điểm chính trị của Trump.

Nhưng chính quyền của ông lại đang cố gắng giảm các quy định về môi trường và giảm khả năng bảo vệ của người dân miền Nam,” – David Cay Johnston bình luận về chính sách môi trường của Trump. – “Một trong những ưu tiên của chính quyền Trump là tạo ra một bức tương biên giới.

Cuốn sách Nước Mỹ Dưới Thời Donald Trump của David Cay Johnston cung cấp những thông tin sâu sắc về chính quyền của Trump và những thay đổi mà ông đã thực hiện trong nước Mỹ. Các bài học quan trọng có thể được rút ra từ cuốn sách này như sau:

Trump có chính sách tập trung vào việc giảm thuế cho tầng lớp giàu có và doanh nghiệp, và không quan tâm đến nhiều đến việc giúp đỡ tầng lớp trung bình và nghèo khó. Điều này có thể gây ra sự bất bình đẳng trong xã hội.

Trump thành lập bức tường biên giới để ngăn chặn người nhập cư bất hợp pháp. Tuy nhiên, các biện pháp này có thể làm tổn thương quan hệ đối tác và dẫn đến một số tác hại đối với kinh tế của nước Mỹ.

Chính quyền Trump không coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu và đã thu hút sự phản đối mạnh mẽ từ giới khoa học và các quốc gia khác. 4.

Chính quyền Trump cũng đã chạm đến các vấn đề nhạy cảm về chủng tộc và dân tộc, đẩy các cuộc tranh luận gắt gao trong xã hội. Tóm lại, Nước Mỹ Dưới Thời Donald Trump của David Cay Johnston là một cuốn sách quan trọng, giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề chính trị và xã hội hiện đang diễn ra tại nước Mỹ.

VTV.vn – Cả thế giới đang theo dõi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vì kết quả của nó chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi trong nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng tới toàn cầu trong tương lai. [8]

PV (Tổng hợp)-Thứ tư, ngày 23/09/2020 11:23 GMT+7. Theo trang tin cùa Đài Tiếng nói Quốc gia NPR, số tiền gây quỹ tranh cử của ông Donald Trump và đảng Cộng hòa hiện là 1,21 tỷ USD.

Chi phí tranh cử của các ứng viên Tổng thống Mỹ được dành nhiều nhất cho việc vận hành bộ máy chuyên gia tư vấn, truyền thông, chi phí quảng cáo trên các nền tảng truyền hình và mạng xã hội. Kinh tế, việc làm, đối phó với dịch bệnh và xung đột sắc tộc được coi là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định của cử tri Mỹ.

Việc ai là Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ tạo ra sự thay đổi trong nền kinh tế Mỹ và ảnh hưởng tới toàn cầu. VTV.vn – Hơn ba thập kỷ sau cuộc đua đầu tiên vào Nhà Trắng, giữa đại dịch, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden cuối cùng đã tạo nên cơ hội cả đời.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online.

Thực tế chứng minh rằng làm cho kinh tế Mỹ vĩ đại trở lại không hề dễ dàng như trong suy nghĩ của một số chính trị gia. [9]

Tổng thống Trump từng lập luận rằng ông hoàn toàn không có lỗi lầm gì bởi nền kinh tế đang quá “vĩ đại”. Tuy nhiên, hãy nhìn lại lời tuyên bố của ông rằng kinh tế Mỹ sẽ có thể tăng trưởng không phải 3% mà là “4%, 5% hay thậm chí 6%” mỗi năm.

Và con số được dự báo sẽ còn giảm xuống. Giống như nhiều lời hứa khác của Tổng thống Trump, niềm hi vọng và hoài bão của ông cũng phải đối mặt với thực tại phũ phàng.

Cất cánh. Tháng 12/2017, khi ông Trump ký vào Đạo luật Cắt giảm thuế và việc làm (TCJA), đảng Cộng hòa đang “bay cao”.

Đảng Cộng hòa và ông Trump hân hoan tin rằng kinh tế Mỹ sẽ có thể cất cánh. Đúng là kinh tế Mỹ đã khởi sắc mạnh mẽ, nhưng chỉ là trong 1 thời gian chứ không phải mãi mãi.

Tuy nhiên, niềm vui đó không kéo dài lâu. Tốc độ tăng trưởng quay lại mức 2,9%, và sau đó thậm chí là 1,1%.

Tăng trưởng GDP Mỹ qua các năm. Gần như mọi dự báo từ các chuyên gia kinh tế cao cấp, Cục dự trữ liên bang, Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ, IMF, OECD – nhưng không phải là Nhà Trắng – đều cho rằng kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng khoảng 2% mỗi năm trong tương lai gần.

Không thể xoay chuyển cục diện. Gói cắt giảm thuế gần như đã không thể thay đổi bất cứ điều gì.

Jason Furman, chuyên gia kinh tế trưởng của ông Barack Obama, cho biết ông và đồng nghiệp Robert Barro tin rằng về dài hạn gói cắt giảm thuế chỉ có thể giúp GDP Mỹ tăng trưởng thêm 0,04% mỗi năm. Bất chấp những bằng chứng cho thấy cắt giảm thuế không đem lại hiệu quả to lớn như dự tính, Nhà Trắng vẫn đang kiên định với dự báo GDP tăng trưởng 3% mỗi năm trong 10 năm tới.

để tăng năng suất. Hiện kinh tế Mỹ rất cần năng suất tăng mạnh, bởi vì yếu tố quan trọng khác để tăng GDP – tăng trưởng lực lượng lao động – đang yếu.

Trong 6 quý kể từ khi Mỹ cắt giảm thuế, đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp đã tăng trưởng 4,4% (điều chỉnh theo năm), so với mức 4,7% của 6 quý trước thời điểm giảm thuế. Các doanh nghiệp đã dùng số tiền dôi ra để chia cho các cổ đông thay vì tái đầu tư.

Giá dầu mới là yếu tố quyết định. Cuộc chiến thương mại với Trung Quốc (và ông Trump cũng phát động chiến tranh thương mại với nhiều nước khác) không phải là nguyên nhân lớn nhất khiến kinh tế Mỹ chậm lại.

Nguyên nhân lớn nhất nằm ở phản ứng với giá dầu giảm. Trong quý II, đầu tư của doanh nghiệp giảm 1%.

Điều tương tự đang diễn ra. Đầu tư vào các mỏ dầu và các cơ sở khai thác khác đã giảm 7,7% trong năm qua vì giá dầu giảm từ 70 USD xuống còn hơn 50 USD.

Điều đó có nghĩa là giá dầu có tác động lớn hơn đến sự trồi sụt của hoạt động đầu tư nếu so với chính sách cắt giảm thuế. Nói như Alexander Arnon của Penn-Wharton Budget Model, giá dầu là nhân tố chính quyết định lượng vốn đầu tư của doanh nghiệp.

Điều ngược lại diễn ra khi giá dầu giảm từ hơn 100 USD năm 2014 xuống còn gần 30 USD năm 2016. Tất cả những câu chuyện kể trên cho thấy làm cho nền kinh tế vĩ đại trở lại là việc không hề dễ dàng.

Hứa hẹn nhiều mức thuế hơn [10]

Các chính sách kinh tế của cựu Tổng thống Donald Trump hoàn toàn trái ngược với chính sách của Tổng thống đương nhiệm Joe Biden.

Tổng thống Biden đã tập trung các chính sách của mình vào việc in thêm tiền và thúc đẩy câu chuyện về “sự thịnh vượng phát triển từ dưới lên và từ trong ra ngoài.”.

Theo một cuộc thăm dò năm 2023 của The Associated Press, chỉ có 33% số người Mỹ được khảo sát tán thành cách quản lý nền kinh tế của Tổng thống Biden, một thực tế mà chính phủ Tổng thống Biden đã bỏ qua. Tòa Bạch Ốc đã công bố một tờ thông tin vào đầu năm nay có tiêu đề “Kế hoạch kinh tế của Tổng thống Biden đang khởi tác dụng.”.

Ông cũng tin rằng thật sai lầm khi Mỹ ban hành bộ luật thuế khiến các gia đình giàu có nhất nước Mỹ phải trả mức thuế thấp hơn các gia đình lao động.”. Trong khi Tòa Bạch Ốc tuyên bố rằng Tổng thống Biden trên giấy tờ là một nhà tư bản, thì chính sách của ông lại khác xa với tuyên bố đó.

Đó là một chiêu trò ẩn núp đằng sau lớp vỏ bọc: Phát thêm trợ cấp cho những người Mỹ có thu nhập thấp và trung bình để chính phủ toàn trị có thể tăng thuế đối với những người Mỹ có thu nhập thấp và trung bình.

Ông đã hứa rằng vào ngày đầu tiên nhậm chức, ông sẽ áp dụng Đạo luật Chống nổi dậy để ngăn chặn các cuộc biểu tình rầm rộ và bất ổn dân sự có thể xảy ra, đồng thời sử dụng đạo luật này để giam giữ người di cư ở biên giới phía nam.

Ông cũng đã hứa chấm dứt quyền công dân theo nơi sinh và đề nghị một kế hoạch kéo dài nhiều năm nhằm loại bỏ dần việc nhập cảng đồ điện tử, thép và dược phẩm của Trung Quốc.

Tổng thống Trump sẽ tiếp tục đầu tư vào khu vực Thái Bình Dương nhưng sẽ không cho phép di dời quyền lực. Ông sẽ củng cố sức mạnh quân sự của Mỹ ở Thái Bình Dương nhưng sẽ không đốt cháy những mối bang giao đặc biệt của Mỹ với Tây Âu và hành lang quyền lực Đại Tây Dương.

Cựu Tổng thống Trump cũng có kế hoạch tăng thuế và tiếp tục nghị trình bảo hộ đã bắt đầu từ nhiệm kỳ đầu tiên của ông. Ông cũng hứa sẽ chấm dứt chiến tranh Nga-Ukraine trong vòng 24 giờ sau khi tái đắc cử.

Nếu Tổng thống Biden thắng, mọi chuyện sẽ vẫn như cũ. Ông có vẻ khá hài lòng với tình hình hiện tại và những người ủng hộ ông cũng vậy.

Ông sẽ tăng thuế suất cao nhất lên 39.6%, tăng thuế suất doanh nghiệp lên 28%, tăng nhập cư, tăng Obamacare và lĩnh vực phức hợp công nghiệp y tế-chăm sóc sức khỏe, đồng thời xóa các khoản nợ sinh viên.

Bộ Giáo dục sẽ vẫn có đầy đủ quyền hạn, tẩy não học sinh của chúng ta và ép buộc con em chúng ta sử dụng những đại từ sai giới tính.

Cuộc chiến Nga-Ukraine sẽ tiếp tục. Cũng sẽ có một nỗ lực phối hợp nhằm chuyển trục quyền lực sang Thái Bình Dương và tăng cường hội nhập với Á Châu và Nam Mỹ, hoàn thành giấc mơ Xuyên Thái Bình Dương của cựu Tổng thống Obama.

Các chính sách và kế hoạch kinh tế khác nhau của hai ứng cử viên này phản ánh những tầm nhìn khác nhau rõ rệt về nước Mỹ.

Vân Du biên dịch. Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times.

1 năm trước. 1 năm trước.

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động [11]

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump và người kế nhiệm Joe Biden. (Ảnh: NBC News).

Trên mặt trận kinh tế, hai người đều từng chia sẻ về những thành tựu của chính quyền mình. Tuy nhiên, tổng hợp của Barron’s cho thấy thành tích của mỗi người khá lẫn lộn.

Ở phần hai sẽ là các so sánh chủ yếu về thị trường việc làm và nhà đất. Trong giai đoạn đầu nhiệm kỳ, ông Trump từng chứng kiến việc làm tăng trưởng mạnh mẽ khi trung bình mỗi tháng thị trường lao động tạo ra 180.000 việc làm mới.

Đó là mức tăng lành mạnh đối với một nền kinh tế đã phục hồi gần một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 – 2009. Con số này cũng cao hơn nhiều mức 100.000 mà các các nhà kinh tế ước tính là cần thiết để theo kịp tốc độ tăng trưởng dân số.

Tổng thống Biden cũng chứng kiến thị trường lao động tăng trưởng tích cực. Kể từ khi ông nhậm chức, trung bình mỗi tháng Mỹ có thêm 470.000 việc làm mới.

Trên thực tế, ông Biden đã được hưởng lợi khi nền kinh tế phục hồi mạnh sau đợt suy thoái COVID-19. Song, mức tăng trưởng việc làm đã liên tục vượt qua kỳ vọng của giới chuyên gia, ngay cả khi lo ngại về suy thoái lớn dần.

Ông Trump thường khoe về thành tích của mình trên thị trường lao động. Theo Barron’s, vị cựu tổng thống có lý do chính đáng để cảm thấy hài lòng, bởi tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ đã giảm xuống mức thấp nhất trong 50 năm là 3,5% vào năm 2019.

Khi ông Biden tiếp quản Nhà Trắng vào tháng 1/2021, tỷ lệ thất nghiệp đã vọt lên mức 6,3%. Tính đến tháng 5/2023, thước đo này đã giảm dần xuống mức thấp là 3,7% nhưng ông Biden phải chấp nhận đánh đổi về mặt chính trị.

Chủ tịch Fed chi nhánh New York là ông John Williams dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ cần phải tăng lên 4 – 5% để lạm phát (tính theo chỉ số giá tiêu dùng, CPI) quay trở lại mức mục tiêu 2% của các nhà hoạch định chính sách. Lực lượng lao động của Mỹ đã thu hẹp trong nhiều thập kỷ qua.

Tất cả đều nằm ngoài tầm kiểm soát của bất kỳ tổng thống hay chính quyền nào. Tuy nhiên, xu hướng đó đã tạm dừng dưới thời ông Trump.

Dưới thời người tiền nhiệm Barack Obama, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động nói chung của người Mỹ trên 16 tuổi đã giảm 2,9 điểm %. Nếu xét theo số người Mỹ trong độ tuổi đi làm từ 25 đến 54 – một thước đo ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài, ông Trump thậm chí còn làm tốt hơn, khi tỷ lệ tham gia lực lượng lao động tăng 0,7 điểm %.

Mức độ tham gia thị trường việc làm của người Mỹ giảm sút khi đại dịch COVID-19 bùng phát, nhưng đã phục hồi phần nào dưới thời ông Biden.

Song, tỷ lệ tham gia của lao động trong độ tuổi 25 – 54 hiện nhỉnh hơn mức trước đại dịch và vượt qua thành tích của chính quyền ông Trump. Chi phí lao động theo giờ tại Mỹ đã tăng khoảng 6% trong nửa đầu nhiệm kỳ của ông Trump.

Thu nhập của người Mỹ không khá hơn dưới thời ông Biden. Tình trang thiếu hụt nhân công đã kéo tiền lương của người lao động trong khu vực tư nhân lên trung bình 10,3% mỗi năm trong giai đoạn tháng 1/2021 – 4/2023.

Do áp lực giá vẫn còn lớn, mức tăng của đồng lương đang giảm dần và các nhà kinh tế dự đoán tiền lương sẽ tụt xuống mức trước đại dịch vào cuối năm 2023 hoặc đầu năm 2024. Tiền lương thực tế của người lao động không tăng mấy có thể là một rắc rối cho nỗ lực tái đắc cử của ông Biden cũng như tác động xấu tới niềm tin của người tiêu dùng.

Giá bán trung bình tăng gần ba lần, từ khoảng 126.000 USD vào năm 1992 lên 479.500 vào cuối năm 2022. Mặc dù ông Trump từng khoe về đà tăng của thị trường bất động sản dưới thời của mình, một số đợt tăng mạnh nhất (theo giá bán nhà trung vị trong 30 năm qua) lại xảy ra trong hai năm đầu nhiệm kỳ của ông Biden.

Giá bất động sản đi lên là tin tốt cho người bán, nhưng lại là thách thức đối với người mua. Nghiên cứu cho thấy việc sở hữu nhà ở sẽ giúp cải thiện tình hình tài chính của người tiêu dùng Mỹ.

Tuy nhiên, thị trường hiện đã hạ nhiệt. Tăng trưởng giá nhà hàng năm đã giảm tốc xuống mức 0,7% vào tháng 3, tốc độ chậm nhất trong 10 năm, theo chỉ số S&P CoreLogic Case-Shiller.

Trong những năm đầu nhiệm kỳ của ông Trump, niềm tin của người tiêu dùng khá vững chắc, có thể do thị trường chứng khoán liên tục tăng tiến.

Lạm phát tăng vọt đã đẩy niềm tin của người tiêu dùng xuống mức thấp kỷ lục vào tháng 6/2022.

Nếu người Mỹ lo lắng về triển vọng tăng trưởng, họ sẽ không mua sắm nhiều như trước. Dù vậy, chi tiêu của người tiêu dùng đã tăng 0,5% trong tháng 4 năm nay, ngay cả khi niềm tin của người Mỹ bị lung lay bởi áp lực giá lớn và sức mua yếu.

tuy nhiên, nỗi lo suy thoái sẽ khiến họ thắt chặt hầu bao khi dấu hiệu suy yếu xuất hiện”. So kè khả năng lèo lái nền kinh tế của hai ông Trump và Biden qua 11 biểu đồ [Phần 1].

VTV.vn Nổi tiếng có những quan điểm đối nội, đối ngoại khác biệt với những người tiền nhiệm, ông Trump được kỳ vọng mang lại quyền lực thực sự cho nước Mỹ trong thời gian tới. [12]

Ban Thời sự-Chủ nhật, ngày 22/01/2017 17:05 GMT+7. Nhà tỷ phú Donald Trump đã giành chiến thắng trước bà Hillary Clinton để trở thành ông chủ mới của Nhà Trắng.

Theo GS.Phạm Quang Minh – Hiệu trưởng trường ĐH KHXH và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, với xuất thân là một doanh nhân nên tân tổng thống Donald Trump có quan điểm chính sách đối nội, đối ngoại hoàn toàn khác với người tiền nhiệm. Điều này được dự báo sẽ thay đổi mạnh mẽ nước Mỹ trong thời gian tới.

“Nếu chúng ta đặt kỹ lại các bài phát biểu của tân Tổng thống Trump thì có thể thấy nhiều điều khác biệt. Tôi nghĩ đó là một bài phát biểu phá cách, không phải của một chính trị gia mà thực sự của một tỷ phú hiện giữ cương vị là người đứng đầu nước Mỹ”, GS.Phạm Quang Minh nói.

“Sự khác biệt đầu tiên là ông Donald Trump không nói nhiều tới những người tiền nhiệm, không có sự kế thừa mà là phê phán các nhà chính trị gia ở Washington DC. Ông cho rằng các nhà chính trị gia nói nhiều làm ít, không bảo vệ nhân dân của mình.

Ngày 20/1 là thời khắc ghi nhận một lần nữa sự chuyển giao quyền lực cho người dân. Ít có người nào khi nhậm chức làm vậy”.

“Điều khác thứ 2 là thông điệp rất mạnh mẽ nước mỹ là trên hết, tất cả vì nước Mỹ, phải trả lại biên giới cho nước Mỹ, trả lại hàng hóa cho nước Mỹ… đó là điều đặc biệt. Mua hàng Mỹ và thuê người Mỹ là câu khẩu hiệu mạnh mẽ trong bài phát biểu của ông Trump” – GS.Phạm Quang Minh phân tích tiếp – “Cuối cùng, điều quan trọng là sự thống nhất của nước Mỹ.

Ông nói rằng sự liên kết sẽ tạo ra sức mạnh cho nước Mỹ. Điều đó được kỳ vọng thực sự sẽ mang lại quyền lực thực sự cho nước Mỹ trong thời gian tới”.

Bối cảnh nước Mỹ cũng như của thế giới chính là yếu tố đưa vị tỷ phú Donald Trump đến Nhà Trắng. Nó như làn gió mới đem đến hy vọng thay đổi cho một nước Mỹ đang bị chia rẽ trầm trọng do sự bất bình đẳng đem lại và một nước Mỹ đang bị chỉ trích là yếu thế tại các điểm nóng của thế giới.

Nước Mỹ sẽ thay đổi như thế nào dưới thời Tổng thống Donald Trump. Cùng tìm hiểu vấn đề này qua video dưới đây:

Từ khóa:.

Nguồn tham khảo

  1. https://cafef.vn/nen-kinh-te-my-da-tot-len-hay-xau-di-duoi-thoi-donald-trump-20201027103922522.chn
  2. https://cafebiz.vn/bieu-do-kinh-te-my-10-thang-dau-tien-duoi-thoi-tt-donald-trump-vuot-cuoi-thoi-tt-obama-nhung-cac-chuyen-gia-van-tranh-cai-20171009150303282.chn
  3. https://vtv.vn/the-gioi/hieu-ung-trump-tac-dong-the-nao-den-nen-kinh-te-my-20201023170032558.htm
  4. https://vtv.vn/kinh-te/cac-so-lieu-kinh-te-my-thay-doi-nhu-the-nao-duoi-thoi-tong-thong-trump-20201102154711885.htm
  5. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/so-gang-kha-nang-leo-lai-nen-kinh-te-cua-tong-thong-biden-va-trump-20230625143357546.htm
  6. https://dantri.com.vn/kinh-doanh/so-gang-chinh-sach-kinh-te-cua-ong-trump-va-ong-biden-20210122072459728.htm
  7. https://dnamedical.vn/nuoc-my-duoi-thoi-donald-trump-pdf/
  8. https://vtv.vn/kinh-te/inforgraphic-chinh-sach-kinh-te-cua-2-ung-vien-tong-thong-my-20200923111935513.htm
  9. https://soha.vn/kinh-te-my-duoi-thoi-trump-dang-dan-xi-hoi-goi-cat-giam-thue-1000-ty-usd-khong-co-nhieu-y-nghia-20190929201407753.htm
  10. https://m.epochtimesviet.com/so-sanh-cac-chinh-sach-kinh-te-cua-cuu-tong-thong-trump-va-tong-thong-biden_431707.html
  11. https://vietnambiz.vn/so-ke-kha-nang-leo-lai-nen-kinh-te-cua-hai-ong-trump-va-biden-qua-11-bieu-do-phan-2-2023622143552208.htm
  12. https://vtv.vn/toan-canh-the-gioi/donald-trump-mot-vi-tong-thong-khac-biet-mot-nuoc-my-moi-20170122154803772.htm

Related Posts

30 Where Is The Aoss Button On A Ps3 Hit

30 Where Is The Aoss Button On A Ps3 Hit

You are learning about where is the aoss button on a ps3. Here are the best content by the team fotoz.online summarized and compiled, see more in…

15 Fen-Phen Diet Pills Where To Buy New

15 Fen-Phen Diet Pills Where To Buy New

You are learning about fen-phen diet pills where to buy. Here are the best content by the team fotoz.online summarized and compiled, see more in category Knowledge….

27 Describe The Graph Of Y > Mx, Where M > 0. Hot

27 Describe The Graph Of Y > Mx, Where M > 0. Hot

You are learning about describe the graph of y > mx, where m > 0.. Here are the best content by the team fotoz.online summarized and compiled,…

24 Where Should The Writer Include A Counterclaim In An Argumentative Essay? Hot

24 Where Should The Writer Include A Counterclaim In An Argumentative Essay? Hot

You are learning about where should the writer include a counterclaim in an argumentative essay?. Here are the best content by the team fotoz.online summarized and compiled,…

23 According To The Cell Theory, Where Do Cells Come From? Hit

23 According To The Cell Theory, Where Do Cells Come From? Hit

You are learning about according to the cell theory, where do cells come from?. Here are the best content by the team fotoz.online summarized and compiled, see…

30 Where Is My Qr Code On My Phone Hit

30 Where Is My Qr Code On My Phone Hit

You are learning about where is my qr code on my phone. Here are the best content by the team fotoz.online summarized and compiled, see more in…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *